SẢN PHẨM
Nano bạc
Kit đo nhanh
Kit đo chất lượng nước
Kit an toàn thực phẩm
Lấy mẫu khí thụ động
Lấy mẫu khí chủ động
Electrochemical research accessories
Dụng cụ điện hóa
Sách, Hộp thí nghiệm hóa
Dịch vụ
Cá cảnh
Tư vấn

 

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO NUÔI TÔM

Nhiệt độ

Nhiệt độ 26 – 30 oC cho năng suất cao nhất, tôm lớn nhanh và tỉ lệ sống cao.

Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ánh nắng mặt trời, gió, mưa và quạt nước. Nắng làm nước nóng lên. Gió có tác dụng khuấy đảo lớp nước mặt, nhưng không quá độ sâu 1,5 m; do vậy ao sâu sẽ bất lợi do nước bị phân tầng nhiệt, trên nóng, dưới lạnh. Độ sâu nước 1 m - 1,5 m là thích hợp. Thiết kế ao sao cho bề dài ao vuông góc với hướng gió để có thể hứng được nhiều gió hơn cho gió khuấy đảo nước .

Nhiệt độ càng cao thì nước càng ít ôxy; trong khi chuyển hóa chất trong cơ thể tôm và sự phân hủy các chất bẩn trong nước xảy ra càng nhanh, nghĩa là càng cần nhiều ôxy hơn. Do vậy nhiệt độ cao rất nguy hiểm, vì có thể dẫn đến thiếu hụt ôxy. Hiện tượng thiếu ôxy do nóng được gọi là ô nhiễm nhiệt.

Ban ngày do nắng nên nước mặt nóng lên nhanh hơn nước đáy. Nước nóng nhẹ hơn nước lạnh nên không tự chìm xuống, nghĩa là nước không tự điều tiết được nhiệt độ. Vì vậy khi trời quá nắng, vào giữa trưa, nước mặt quá nóng thì cần khuấy nước để điều tiết nhiệt độ. Ban đêm, nước mặt nguội đi nhanh hơn nước mặt nên chìm xuống đáy, nghĩa là nước tự khuấy đảo và tự điều nhiệt.

Nước mưa ngọt và nhẹ hơn nước lợ, vì vậy nước mưa sẽ nổi trên mặt mà không chìm xuống, dẫn đến sự phân tầng, lớp nước dưới cạn dần ôxy làm cho tôm ngộp. Chính vì vậy ao phải có ống xả tràn để có thể xả lớp nước mưa trên mặt.

Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ nước cũng làm tôm có thể chết. Cần đặc biệt quan tâm đến điều này khi đưa tôm từ trại giống về. Cần để bịch tôm vào nước sao cho nhiệt độ nước có tôm dần trở về nhiệt độ ở ao thích nghi, rồi mới thả tôm vào ao thích nghi. Sau khi tôm ở ao thích nghi và môi trường trong ao này về dần môi trường ao nuôi thì mới chính thức thả giống vào ao nuôi.

Nhiệt độ không khí ở miền nam gần như ổn định, ít dao động quanh năm do đó nguy cơ liên quan đến biến động nhiệt độ hầu như không có. Ngược lại ở miền Bắc và miền Trung, vào mùa đông và mùa xuân thường có những đợt gió mùa đông bắc, làm nhiệt độ xuống thấp, rất bất lợi, do đó chỉ nên thả giống trong khoảng thời gian từ cuối xuân (tháng 4) đến giữa hè (tháng 7), và kết thúc vụ nuôi vào đầu đông.

Trở về

Độ muối (độ mặn)

Nước ngọt có độ muối rất thấp, tùy theo từng vùng mà độ muối có thể dao động trong khoảng 20 - 250 mg/l (0,02 - 0,25). Ta cảm thấy vị mặn khi nồng độ muối là 1 . Phần lớn các loại tôm cá nước ngọt chịu được độ muối đến 2.

Tính độ mặn của nước pha loãng từ nước biển và nước ngọt là: Độ mặn nước biển (35 ) × Thể tích nước mặn: (thể tích nước mặn + thể tích nước ngọt). Ví dụ: pha loãng 1 nước biển và 2 nước ngọt thì độ mặn sẽ là 35‰ × 1 : (2+1) = 12 .

Độ muối thích hợp cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng là 5 – 35 (). Tôm nuôi ở độ mặn cao dễ bị dịch bệnh, nhất là các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, vi khuẩn phát sáng và vi khuẩn gây bệnh ga tụy. Vì vậy, tỏ chức nông lương thế giới khuyến cáo nên nuôi tôm ở độ mặn thấp (<10‰).

Tôm thẻ chân trắng chịu đựng độ mặn thấp tốt hơn tôm sú; ngoài ra tôm thẻ chân trắng còn sinh trưởng nhanh hơn, thời gian nuôi ngắn và nuôi được ở mật độ cao. Khi nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp chỉ nên thả mật độ vừa phải (80 - 100 con/m2).

Sự thay đổi độ muối đột ngột làm tôm mệt mỏi và có thể chết do đó cần có rãnh ngăn nước mưa xung quanh chảy vào đầm làm giảm đột ngột độ muối, cũng như bổ xung nước ngọt nếu nước bay hơi làm độ muối tăng quá cao.

Trở về

Hạ độ mặn trong ao thích nghi

Tôm nhỏ ở trại giống thường được ương trong nước có độ mặn trên 20‰. Do vậy, trước khi thả giống vào ao có độ mặn thấp thì phải làm cho tôm thích nghi dần với điều kiện nhiệt độ và độ mặn thấp trong ao. Quá trình thích nghi rất quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng của tôm. Nếu bỏ qua giai đoạn này thì tôm có thể không chết nhưng sẽ chậm lớn.

Ao thích nghi có độ mặn như nước ở trại giống. Hạ độ mặn từ từ để tránh gây sốc cho tôm. 3 giờ hạ một lần, mỗi lần hạ không quá 2‰ cho đến khi độ mặn trong ao nuôi và ao thích nghi bằng nhau.

Trong tháng nuôi đầu tiên, độ mặn thả nuôi không nên thấp hơn 7 - 8‰ nhằm giảm tối đa việc gây sốc tôm. Tháng thứ 2, nên châm thêm nước ngọt vào ao để hạ độ mặn ao nuôi xuống dần nhưng không dưới 5‰ vì nếu độ mặn thấp hơn 5‰ thì tôm dễ bị còi cọc, mềm vỏ, tỷ lệ sống thấp.

Không nên trực tiếp lấy nước từ kênh mương vào ao nuôi mà phải có ao lắng diện tích 15 - 20% so với ao nuôi và độ sâu tối thiểu 1,5 mét, để có đủ nước cấp cho ao nuôi. Để lắng và xử lý nước ít nhất 6 ngày trước khi cấp vào ao nuôi.

Tính lượng nước pha trộn: Giả sử cần pha trộn nước có độ mặn cao X1 với nước có độ mặn thấp X2 để có nước có độ mặn X3. Một cách gần đúng có thể tính lượng nước pha trộn như sau.

V1 : V2 = (X3 - X2): (X1 - X3)

Ví dụ 1: Pha nước có X1 = 35bằng nước ngọt X2 = 0,02 để có nước X3 = 10thì V1:V2 = (10 - 0,02) : (35 - 10) = 10 : 25; nghĩa là lấy 10 phần nước biển pha với 25 phần nước ngọt.

Ví dụ 2: Ao thích nghi có thể tích là 40 m3 với X1 = 20‰, cần giảm độ mặn thành X3=18‰ bằng nước ngọt với X2= 0,02 V1:V2 = (18 - 0,02) : (20 - 18) = 18 : 2 = 9; V2 = 40 m3: 9 = 4,44 m3, nghĩa là phải thêm 4,5 m3 nước ngọt.

Trở về

Lưu ý khi sử dụng nước giếng khoan

Nước giếng khoan thường có hàm lượng chất khử cao hơn so với nước ngọt sông hồ, thế ôxy-hóa khử thấp, pH thấp (trừ ở vùng núi đá vôi) và tỉ lệ giữa các khoáng khác hẳn với nước sông hồ và nước biển. Ngoài ra, nước giếng khoan có ít ôxy thấp và nhiều CO2, do đó việc dùng nước giếng khoan vừa bơm lên để vận chuyển con nuôi hay đưa vào các bể ương và ao nuôi là rất nguy hiểm. Ngoài các vấn đề trên, nước giếng khoan thường có nồng độ phosphate, nitrate và ammoniac cao hơn bình thường; và thường có hàm lượng sắt, mangan và các kim loại nặng cao; đôi khi có nồng độ sunphua hiđrô cao - khí cực độc cho con nuôi. Để hạn chế ảnh hưởng của kim loại nặng thì nên dùng hợp chất tạo phức bền với kim loại mạnh như muối EDTA

Ở đồng bằng sông Cửu long, nước giếng khoan lợ hay mặn, đều có hàm lượng khoáng thấp, nên phải bổ xung khoáng.

Do các lý do kể trên khi dùng nước giếng khoan thì nhất thiết phải đưa nước đi kiểm tra để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trở về

Nước lợ nhân tạo

Ở những vùng không có nước lợ tự nhiên, bà con ta thường tạo nước lợ bằng cách pha muối công nghiệp (muối thô) và một số muối và hóa chất phụ trợ khác như muối Canxi, Magiê, Kali, EDTA... Các "đơn pha" nước lợ có sẵn trên mạng. Tuy nhiên các "đơn" này được tính dựa trên hàm lượng muối tinh, nghĩa là muối ăn chỉ chứa NaCl. Thực chất muối thô ngoài NaCl còn chứa nhiều kim loại khác, như Mg, Ca, K. Hàm lượng các muối này phụ thuộc vào công nghệ sản xuất muối từ nước biển cũng như điều kiện làm muối.

Bà con nên tận dụng nước muối ót để bổ xung Mg, Ca, K. Ngoài ra, nhất thiết phải đưa muối đi kiểm định hàm lượng các iôn Ca, Mg, Na, K và tính chính xác tỉ lệ các chất cần pha để đảm bảo chất lượng nước lợ nhân tạo tương tự như nước tự nhiên.

Địa chỉ kiểm định: Khoa Hóa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, TP. Hồ Chí Minh. Liên hệ: Tiến sĩ Lan. ĐT: 0985714580.

Vườn ươm Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ

Sở Khoa học Công nghệ - Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

CN 1: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, Đại học Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP. HCM

CN 2: 595/208A Cách mạng tháng 8, P.15, Q.10, TP. HCM

Điện thọai: 08-39700106, Đường dây nóng: 0985714580