SẢN PHẨM
Nano bạc
Kit đo nhanh
Kit đo chất lượng nước
Kit an toàn thực phẩm
Lấy mẫu khí thụ động
Lấy mẫu khí chủ động
Electrochemical research accessories
Dụng cụ điện hóa
Sách, Hộp thí nghiệm hóa
Dịch vụ
Cá cảnh
Tư vấn


BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NGUY CƠ BỆNH GAN TỤY CẤP

Những năm gần đây, bệnh gan tụy cấp lây lan rất nhanh, gây thiệt hại lớn cho nhà nông đặc biệt là ở vùng Đông Nam Á.Biểu hiện của bệnh gan tụy cấp là tôm mệt mỏi, gan tôm trở nên nhạt màu, teo; vỏ tôm mềm; ruột đứt đoạn và rỗng, nhiều khi thân có đốm hay sọc đen. Bệnh xảy ra sớm, từ 10 - 30 ngày sau khi thả giống. Tôm sắp chết tấp bờ hoặc chìm xuống đáy. Tôm có thể chết đột ngột với tỉ lệ cao trong thời gian ngắn sau khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh sau từ 2 -3 ngày.

Nguyên nhân của bệnh gan tụy cấp

Bệnh hoại tử gan cấp do vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gây nên.V. Parahaemolyticus là loại vi khuẩn tồn tại phổ biến ở hệ sinh thái nước mặn và vùng cửa sông, trong đó có các ao nuôi thủy sản. Đặc biệt, V. parahaemolyticus có khả năng phát triển tốt hơn so với các loài vi khuẩn khác trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn tương đối cao. Cho đến nay, thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa bệnh này, mặc dù các nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu tích cực.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh gan tụy cấp

Tôm mệt mỏi, lờ đờ, chậm lớn, gan tôm trở nên nhạt màu, teo; vỏ tôm mềm; ruột đứt đoạn và rỗng, nhiều khi gan có đốm hay sọc đen.

Các hiện tượng đi trước biểu hiện bệnh

  • Hàm lượng khí độc cao, đặc biệt là nitrit (NO2-).
  • Kéo dài tình trạng kiềm thấp và pH thấp dưới 7,8 vào buổi sáng.
  • Tảo lam phát triển.
  • Trong ao có tôm, cua, ếch nhái, ốc...
  • Phát sáng trong ao về đêm.
  • Tôm kéo đàn nhiều ngày, mấp mé bờ.

Có thể chia bệnh gan tụy cấp thành hai trường hợp

  1. Tôm chết dưới 30 ngày tuổi: có thể do tôm giống bị nhiễm bệnh.
  2. Tôm lớn chết: tôm bệnh do quản lý nước kém; phèn nhiều, tảo ít, thiếu cân bằng khoáng chất; amoniac, nitrit và sunphua tăng cao; không hút bùn đáy

Tôm bệnh (trái) và khỏe (phải)

 

CẢNH BÁO VỀ SỬ DỤNG VI SINH

Trong hội thảo khoa học về bệnh gan tụy cấp ở Thái lan, một số nhà khoa học đã cảnh báo việc sử dụng chế phẩm sinh học chất lượng kém có thể dẫn đến nguy cơ gây bệnh do các chủng vi sinh có hại trong các sản phẩm này. Kiểm tra cho thấy một số chế phẩm sinh học nhiễm vi khuẩn vibrio, một số nhiễm cả vi khuẩn gây bệnh gan tụy rất nặng.

Lời khuyên của các nhà khoa học: thay vì dùng các chế phẩm vi sinh, hãy áp dùng công nghệ BIOFLOC để kiểm soát chất lượng nước.

Bệnh gan tụy cấp - Các yếu tố ảnh hưởng

  Yếu tố tăng nguy cơ bệnh Yếu tố giảm nguy cơ bệnh
Ví trí địa lý  
  • Sâu trong đất liền.
Đặc điểm của trang trại
  • Tôm giống bệnh.
  • Mật độ tôm quá cao.
  • Quảng canh tôm - lúa.
  • Trang trại nhỏ, ít ao.
  • Ao lắng lớn.
Chuẩn bị ao trước khi thả giống
  • Thuốc bảo vệ thực vật.
  • Saponin xử lý nước.
  • Xử lý bằng clo, để nước hết clo trước khi thả giống.
  • Nước sâu.
Chất lượng tôm giống
  • Nguồn gốc không rõ ràng.
  • Tôm không qua kiểm dịch.
  • Kiểm dịch tôm.
Chất lượng nước
  • Nhiệt độ dao động.
  • Độ mặn cao.
  • TAN, Nitrit, H2S cao.
  • Độ mặn thấp.
  • Trữ nước lâu trong ao lắng.
  • Quản lý chất lượng nước tốt bằng xử lý vi sinh đúng cách, tạo hệ BIOFLOC.
Mùa và giống
  • Mật độ giống cao.
  • Nhiều ao nuôi, ao nuôi lớn.
  • Con giống lớn.
  • Thả vào cuối năm.
  • Mật độ tôm thấp.
Thức ăn và thuốc
  • Thêm kháng sinh, khoáng và vitamine vào thức ăn.
  • Chất bảo quản cao (ethoxyquin và butylated hydroxytoluene ) ;
  • Sử dụng hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh);
  • Kiểm soát tốt lượng thức ăn, giảm lượng thức ăn trong tháng đầu.
Sát trùng
  • Dùng benzalkonium chloride (BKC) để sát trùng dụng cụ.
  • Dùng nano bạc để sát trùnng dụng cụ

Trở về

Hướng dẫn của Tổ chức nông lương thế giới

Xử lý đáy ao và kiểm soát chất lượng nước trước khi thả giống

  • Xả nước, thảo bỏ chất thải sau mỗi vụ nuôi;
  • Phơi đáy ao cho khô ít nhất 02 tuần trước khi chuẩn bị vụ nuôi mới;
  • Cày xới đất đáy nếu chất thải chưa được dọn sạch hoàn toàn;
  • Lọc nước bằng lưới kích thước 300 mesh;
  • Mực nước không được dưới 80 cm ở chỗ nông nhất trong ao;
  • Bón vôi;
  • Diệt tạp;
  • Xử lý nước trong ao lắng và giữ nước 10–15 ngày rồi đưa vào ao nuôi trước khi thả giống;
  • Gây màu nước bằng cám gạo;
  • Lưới quanh ao ngăn không cho các loài vật khác vào.
  • Lưới đuổi chim, không để chim làm lây lan mầm bệnh.
  • Hệ thống nước thải và nước vào riêng biệt.

Chọn giống và thả giống:

  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm giống theo kinh nghiệm truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại (đưa tôm giống đi kiểm định ở các cơ quan có chức năng xem tôm có sạch bệnh không);
  • Tôm giống phải đồng đều về kích thước và màu sắc, bơi khỏe ngược dòng nước;
  • Thả tôm giống vào nước chứa formalin (100 ppm) và sục khí liên tục trong 15–20 phút; loại tôm yếu;
  • Thuần tôm 15–20 ngày;
  • Thả giống khi nước đã có màu, tránh nước trong;
  • Thả giống theo thời vụ được các cơ quan chức năng công bố;

Quản lý ao nuôi

  • Cần có ao lắng. Nước để lắng 10–15 ngày trước khi cho vào ao nuôi;
  • Thường xuyên bón dolomite, đặc biệt khi thay nước và khi mưa.
  • Không sử dụng các hóa chất độc và hóa chất bị cấm.
  • Dùng vó để kiểm tra lượng thức ăn vừa đủ cho nhu cầu của tôm.
  • Cho ăn đều quanh hồ để tránh tích tụ chất thải ở một chỗ;
  • Theo dõi tảo thường xuyên;
  • Theo dõi pH (7 - 8,5), độ kiềm (100 - 150) và ôxy hòa tan (>5) mỗi ngày hai lần để đảm bảo các thông số trên trong giá trị phù hợp; Xử lý kịp thời nếu các thông số trên ngoài giới hạn cho phép.
  • Theo dõi amôniac, nitrit và sunphua hyđrô định kỳ 1 tuần (lúc mới thả), rút ngắn dần thời gian xuống vài ngày khi tôm lớn. Xử lý kịp thời nếu các thông số trên cao hơn giới hạn cho phép.
  • Chỉ thay nước khi thực sự rất cần thiết;
  • Siphông bùn đáy hàng tuần (lúc tôm nhỏ) và vài ba ngày (tôm trên tháng).

Kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và trạng thái của tôm bằng cách cân, lưu và đưa khối lượng lên đồ thị để kịp thời phát hiện khi tôm mệt mỏi.
  • Dự đoán bệnh khi thấy tôm có vần đề;
  • Nếu tôm bị bệnh do nước bẩn thì giảm thức ăn đồng thời cải thiện chất lượng nước và chất lượng đáy nếu cần thiết;
  • Nếu tôm bị bệnh do virus hay vi khuẩn thì giảm thức ăn đồng thời cải thiện chất lượng nước và chất lượng đáy nếu cần thiết;
  • Nếu tôm bị bệnh truyền nhiễm, thì áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để ngăn bệnh lan sang các ao và các trang trại khác (không xả nước, không di chuyển tôm đi nơi khác) và báo cho cơ quan chức năng để xử lý.
  • Áp dụng các biện pháp tiêu hủy tôm bệnh và tôm chết;
  • Thu hoạch ngay nếu có thể và đưa ra các quyết định phù hợp;
  • Không vứt bỏ hoặc để rơi vãi tôm bệnh;
  • Tiêu hủy tôm bệnh đúng theo quy định.
  • Tiệt trùng nước trước khi xả.

Trở về

Vườn ươm Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ

Sở Khoa học Công nghệ - Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

CN 1: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, Đại học Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP. HCM

CN 2: 595/208A Cách mạng tháng 8, P.15, Q.10, TP. HCM

Điện thọai: 08-39700106, Đường dây nóng: 0985714580