CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO NUÔI
XỬ LÝ VI SINH
Xử lý nước bằng vi sinh có tác dụng phân hủy chất thải và thức ăn thừa theo hướng có lợi, giảm các chất độc như nitrit, amôniac và sunphua hyđrô; tăng vi khuẩn có lợi để trấn áp các loại vi khuẩn có hại; nhờ đó tăng cường khả năng kháng bệnh của tôm. Một số chế phẩm sinh học được cho vào thức ăn, giúp tôm tiêu hóa tốt hơn.
Tuy nhiên để xử lý sinh học có hiệu quả thì người dùng cần biết chọn đúng chủng loại vi khuẩn và enzyme cần thiết trong từng trường hợp cụ thể. Chế phẩm xử lý cấp bách amôniac và nitrit khác với chế phẩm xử lý bùn đáy. Ví dụ:
- Xử lý Nitrit thành Nitrate ít hại: vi khuẩn Bacillus sp. YX-6 và Nitrobacter;
- Xử lý amôniac: Bacillus subtilis và Nitrosomonas.
- Xử lý bùn đáy: một số khuẩn Bacillus, Lactobacillus, Amylase, Protease, Xylanase...
Thông thường để tăng hiệu quả xử lý thì cần kết hợp nhiều loại vi khuẩn và enzyme.
Ngoài ra, để vi khuẩn phát triển thì phải tạo môi trường phù hợp như nhiệt độ, pH, dưỡng chất. pH là điều kiện rất quan trọng khi xử lý vi sinh và enzyme. Các dưỡng chất thêm vào để vi khuẩn phát triển là cabohydrat như gỉ đường, glucose, tinh bột, cám gạo... Người dùng cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng các chế phẩm sinh học.
Có rất nhiều chế phẩm sinh học khác nhau trên thị trường, trong đó có nhiều chế phẩm kém chất lượng. Đo nồng độ các chất độc (amôniac, nitrit và sunphua hyđrô) trong nước trước và sau xử lý bằng các kit đo nhanh Envikit là phương pháp đơn giản nhất để kiểm tra hiệu quả của chế phẩm sinh học.
Công nghệ mới nhất hiện nay để xử lý và ngăn ngừa sự hình thành chất độc trong nước nuôi thủy hải sản là công nghệ BIFLOC do các nhà khoa học Israel nghiên cứu và đã được ứng dụng ở Israel, Mỹ, Malaisia, Thái land.... Đó là kỹ thuật sinh học xử lý nước an toàn, kinh tế và hiệu quả bằng cách thúc đẩy vi sinh vật có lợi để chấn áp vi sinh có hại. Kỹ thuật BIOFLOC, không những xử lý amôniac và nitrit hiệu quả, mà còn tái sử dụng được nitơ trong chất thải, biến chúng thành protein - thức ăn cho tôm mà không cần hóa chất hay men vi sinh nào, nhờ đó giảm đáng kể chi phí của các loại thuốc.
Lưu ý khi xử lý vi sinh
Xử lý vi sinh tiêu thụ rất nhiều ôxy, do đó phun men vi sinh vào lúc giữa trưa, thời điểm ôxy cao và nước ấm để vi sinh dễ phát triển, đồng thời tránh dẫn đến thiếu hụt ôxy.
Với các ao nước bị phèn, pH thấp, vi sinh vật sẽ kém phát triển, vì thế phải kiểm tra và đưa pH về 7 - 8. Khoảng pH này cũng là khoảng pH lý tưởng cho con nuôi.
Nên chọn các loại men vi sinh có nhiều loại vi khuẩn.
Trở về đầu trang
CẢNH BÁO VỀ VI SINH
Nhiều chế phẩm vi sinh quảng cáo rất hay nhưng khi dùng lại kém hiệu quả, có thể do nhiều nguyên nhân như sau.
- Điều kiện môi trường trong ao không thuận lợi.
- Chủng loại và số lượng vi sinh vật trong chế phẩm không đúng như công bố.
- Chế phẩm để quá lâu, vi sinh đã chết.
Trong hội thảo khoa học về bệnh gan tụy cấp ở Thái lan, một số nhà khoa học đã cảnh báo việc sử dụng chế phẩm vi sinh chất lượng kém có thể dẫn đến nguy cơ gây bệnh do các chủng vi sinh có hại trong các sản phẩm này. Kiểm tra một số chế phẩm sinh họccho thấy nhiều loại vi sinh đã bị nhiễm vi khuẩn vibrio, một số nhiễm cả vi khuẩn gây bệnh gan tụy rất nặng.
Lời khuyên của các nhà khoa học:
- chỉ mua vi sinh của các hãng lớn có uy tín.
- thay vì dùng các chế phẩm vi sinh, hãy áp dung phương pháp BIOFLOC.
- Không dùng men vi sinh đã quá 1/2 hạn sử dụng. Ví dụ, NSX là 1/1/2016, ngày hết hạn là 1/6/2016, thì không nên dùng men sau ngày 1/4/2016.
Kiểm tra chất lượng vi sinh và so sánh giá
Muốn kiểm tra chất lượng men vi sinh thì cần phải xác định số chủng loại vi sinh và đếm số vi sinh vật hoạt động của từng chủng loại. Công việc này đòi hỏi thời gian và chỉ có thể thực hiện ở các phòng thí nghiệm vi sinh có dụng cụ chuyên dùng.
Tuy nhiên bà con có thể kiểm tra sơ bộ sản phẩm bằng cách kiểm tra hàm lượng vi sinh. Hàm lượng vi sinh được biểu diễn bằng đơn vị CFU/g hay CFU/ml. Vi sinh tốt thường phải có hàm lượng 109 CFU/g hay CFU/ml. Rất nhiều men vi sinh trên thị trường có hàm lượng vi sinh rất thấp, chỉ 106 CFU/g hay CFU/ml. 1 gam vi sinh 109 CFU/g hay CFU/ml. tương đương 1 Kg vi sinh 106 CFU/g hay CFU/ml. Chính vì thế nhiều công ty chỉ cần mua vi sinh chất lượng cao, về pha loãng 100 lần rồi bán giá bằng 1/10 thì cũng thu lợi rất cao.
Ví dụ: men vi sinh A có hàm lượng 109 CFU/g, giá 1.000.000/Kg. Men vi sinh B có hàm lượng 106 CFU/g, giá 200.000/Kg. 1 Kg A tương đương 1.000 Kg B. Vậy B mắc hơn A 200 lần.
Trở về đầu trang
|