|
|
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI CÁ
|
Chất lượng nước, chất lượng thức ăn và con giống quyết định sự thành bại trong nuôi thủy hải sản. Hiện nay, nuôi cá mật độ cao rất phổ biến. Tuy nhiên, người nuôi cá chưa thực sự quan tâm đến kiểm soát chất lượng nước mà chỉ quan tâm đến thức ăn. Điều này dẫn đến nhiều sự cố cá chết hàng loạt. Nguyên nhân của nhiều sự cố được cho là do các nhà máy xả thải, làm nước ô nhiễm hóa chất. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vấn đề một cách sâu hơn. Phần lớn sự cố cá chết hàng loạt lại có nguyên nhân nội tại liên quan đến sự suy giảm chất lượng nước do thiếu ôxy, sunphua và nitrit tăng cao vì
- Mật độ nuôi quá cao.
- Cho ăn quá nhiều.
- Không hút chất thải.
- Chất thải và thức ăn thừa làm nồng độ các ô nhiễm amôniac, sunphua và nitrit tăng cao.
- Hệ quả là chất thải và thức ăn thừa cùng các ô nhiễm tiêu thụ hết ôxy, làm cá ngạt.
Nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm, tuy không có hóa chất, nhưng có hám lượng hợp chất hữu cơ cao, đặc biệt là protein, cũng dẫn đến giảm chất lượng nước như trên.
Do vậy, người nuôi cá cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước. Chất lượng nước được đánh giá bằng nhiều thông số sinh, hóa, lý khác nhau (Bảng). Kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu: ô xy hòa tan (DO), pH, nhiệt độ; và 3 ngày một lần khi cá nhỏ, và hàng ngày khi cá lớn đối với các chỉ tiêu độ kiềm, amôniac (NH3), sunphua (H2S), nitrit (NO2-); bảo đảm giá trị các thông số quy định |
TIÊU CHUẨN NƯỚC NUÔI CÁ DA TRƠN |
(QCVN 02 - 20 : 2014/BNNPTNT)
Ôxy hòa tan (DO) là dưỡng khí cho cá. Thiếu ôxy thì cá sẽ chết ngạt. Cá rất nhạy cảm với các ô nhiễm NH3, H2S, NO2-. Thường người nuôi cá không theo dõi chất lượng nước nên trở tay không kịp khi nồng độ các ô nhiễm lên cao, ôxy hòa tan thấp, làm cá chết.
NH3 và H2S sinh ra từ sự phân hủy các chất hữu cơ có trong nước như chất thải của cá và thức ăn thừa, cây cỏ, vi sinh vật và tảo chết... Các ô nhiễm này tiêu thụ Ôxy rất nhiều, làm cạn kiệt nguồn dưỡng khí. NO2- là sản phẩm của tương tác giữa NH3 và ôxy. NH3 và H2S làm rối loạn trao đổi chất của cá, còn NO2- làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong cơ thể và làm cá bị bệnh máu nâu khi nồng độ thấp, cá chết khi nồng dộ cao. Khi nồng độ các ô nhiễm lên cao thì cá chết.
Để cấp cứu cá khi nồng độ NO2- lên cao, ta thêm muối ăn, sao cho nồng độ muối ăn gấp 20 lần nồng độ NO2-, và sau đó nhanh chóng thay nước. Ví dụ, nồng độ NO2- là 0,5 ppm, thì nồng độ muối phải là 10 ppm (thêm 10 kg muối cho 1000 m3 nước).
Khi NH3 và H2S tăng cao thì phải bơm khí và nhanh chóng thay nước.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa ô nhiễm là
- Không cho ăn dư.
- Hút bỏ chất thải thường xuyên.
- Thay nước một phần thường xuyên.
- Không nuôi quá dày.
- Theo dõi chất lượng nước thường xuyên, xử lý khi các khí độc vượt ngưỡng.
- Giảm tỉ lệ protein trong thức ăn.
Đo nhanh chất lượng nước.
Vai trò của Ôxy hòa tan, cách đo
Khí độc NH3, cách đo
Khí độc H2S, cách đo
Độc tố NO2-, cách đo
Kiểm soát chất lượng nước
|
|