Giá: liên hệ Số lần thử:160 lần. Thời gian thử: 30 giây. Ứng dụng: nước nuôi thủy hải sản, nước sinh hoạt, nước sông hồ, nước ngầm, nước thải công nghiệp. Thích hợp cho nước ngọt và nước mặn. Thành phần: 1 lọ thuốc thử 16 ml, 2 ống nghiệm, bảng màu chuẩn. Hiện trạng: có hàng.
2. Giữ lọ thẳng đứng và nhỏ 2 giọt Thuốc thử.
Đậy nắp và lật ngược ống vài lần.
3. So với bảng màu. Ghi nhận độ pH.
pH thích hợp nhất cho tôm là từ 7,5 đến 8,5; nghĩa là khi thử có màu xanh lá. Nếu thử thấy màu xanh dương là nước đã bị quá kiềm; còn nếu có màu vàng hay hồng đỏ là nước bị axit. Trong hai trường hợp sau cần xử lý nước với các biện pháp thích hợp để đưa về độ pH cần thiết.
pH cho biết tính axit, hay tính kiềm của nước. pH < 7 thì nước có tính axit. pH > 7, nước có tính kiềm. pH = 7, nước trung tính.
pH thích hợp cho phần lớn các loại thủy sinh là 6,5 - 9,0.
Ở pH < 6,5, thán khí CO2 và khí độc H2S tăng, nước thiếu dưỡng khí, vi khuẩn yếm khí, tảo độc và nhiều vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây hại cho con nuôi. Ở pH > 9, nồng độ khí độc NH3tăng, làm con nuôi mệt mỏi, chậm chạp, ăn kém, còi cọc, dễ bệnh. Con nuôi sẽ chết khi pH<4 và pH>11.
pH dao động do nhiều yếu tố thời tiết, thổ nhưỡng, tảo và vi sinh vật. pH thay đổi trong ngày do hoạt động của tảo. Ban ngày, tảo hấp thu CO2để quang hợp nên pH tăng; ngược lại, về đêm, quá trình quang hợp ngưng, quá trình hô hấp thải ra CO2nên pH giảm. pH thấp nhất lúc hừng đông, cao nhất vào lúc mặt trời lặn.
pH tối ưu cho tôm là 7,5 – 8,5, cho cá basa là 7 – 8,5. Ngoài ra pH không được dao động quá 0.5 đơn vị trong ngày để tránh sốc cho tôm cá.